CÁC ĐỘI KỴ BINH TINH HOA CỦA THẾ GIỚI CỔ ĐẠI 

13:55 - Thứ 4, ngày 14/07/2021


Trước khi xuất hiện thuốc súng và đội hình thương dài khét tiếng của Thụy Sỹ, kỵ binh chính là chìa khóa trên chiến trường. Kỵ binh khác nhau dựa trên kết quả huấn luyện, trang bị, và các lựa chọn của chỉ huy; họ có thể là đơn vị trinh sát, đơn vị cận chiến di động, đơn vị tấn công hạng nhẹ, đơn vị đối đầu trực diện chống kỵ binh đối phương hay lực lượng khổng lồ chuyên phá vỡ trận hình đối phương. Một vài lực lượng kỵ binh tinh hoa cổ đại có những lợi thế riêng nhứt định cho phép họ thống trị chiến trường. 

 

THIẾT KỴ BINH (Cataphract)

 

Trong khi cung kỵ đòi hỏi tài năng thiên bẩm của kỵ sỹ, thì Thiết kỵ đòi hỏi các giống ngựa đặc biệt để có thể được trang bị giáp trụ riêng cho nó ngoài các kỵ sỹ mang giáp. Việc  lai tạo ra các giống ngựa như vậy bắt nguồn từ khu vực gần Parthia và Iran ngày nay ở Trung Á và Cận Đông. Thiết kỵ có vẻ được sử dụng lần đầu tiên từ Iran tới Thỗ Nhĩ Kỳ, lan tới bờ biển Hắc Hải và thậm chí ở Trung Hoa. Cuối cùng, Thiết kỵ được người Byzantine sao chép lại, tạo thành nguồn cảm hứng cho các hiệp sỹ Trung Cổ. 

Ngựa, phải lớn và cơ bắp hơn kỵ sĩ, có thể chịu đựng thương tật chết người hơn kỵ sĩ, nhưng nó vẫn là mục tiêu khá dễ dàng cho cung binh và bộ binh. Bằng cách trang bị giáp hạng nặng cho loại ngựa to lớn và được huấn luyện tốt này cho phép kỵ sĩ, cũng được trang bị giáp trụ tốt, có thể bỏ qua mọi loại tấn công cơ bản mà lao thẳng vào trận địa đối phương. 

Một Thiết kỵ về cơ bản sẽ trang bị giáp lưới từ đầu tới chân với một mũ giáp nguyên khối, còn ngựa sẽ được trang bị một tấm giáp nằm dọc theo đầu và áo giáp kéo dài tới đầu gối. Một Thiết kỵ trang bị tốt hơn sẽ được mặc giáp nhiều lớp hay giáp hạng nặng tăng cường thêm giáp lưới trong khi ngựa sẽ được gắn thêm một tấm giáp bảo vệ ngực. 

 

 

Có lẽ Thiết kỵ hoành tráng nhứt phải kể đến sự đa dạng của người Sassanid. Bên cạnh giáp trụ hạng nặng, họ còn được vũ trang hạng nặng. Nhiều Thiết kỵ được trang bị giáo nặng và dài cho việc xung phá, cũng như kiếm, chùy dùng cho việc hạ gục đơn vị hạng nặng đối thủ. 

Một số Thiết kỵ, bao gồm cả Thiết kỵ Sassanid, có thể mang cung để bắn 1 hay 2 lượt trước khi xung phá đội hình. Nếu kỵ sĩ có kỹ năng của một kỵ xạ cưỡi ngựa không cần dùng tay, thì có thể được trang bị thêm khiên hay mang cả hai vũ khí. 

Thiết kỵ là đội quân gây kinh hoàng khắp chiến trường vì họ có thể xung phá, tái hợp đội hình rồi xung phá lần nữa, hoặc ở lại và chiến đấu sau khi xung phá bởi vì giáp trụ hạng nặng có thể bảo vệ họ ngay cả khi họ không di động. Để chống lại Thiết kỵ, bộ binh phải nhanh nhẹn chui xuống phần dưới ngựa để tấn công vào những chỗ không được che chắn. Nếu không làm được như vậy, thì khi gặp Thiết kỵ đơn giản là nên tránh. 

 

CUNG KỴ PARTHIA 

 

Địa vị của các đơn vị cung kỵ tinh hoa thường được trao cho người Scythia, người Sarmatian, người Mông Cổ, tất cả họ đều tận dụng tối đa những vùng đồng cỏ rộng lớn, nhưng lực lượng cung kỵ tinh hoa xuất hiện sớm nhứt lại là Cung kỵ Parthia. Hầu hết các con ngựa đều được điều khiển bởi dây cương, nhưng xạ tiễn cần hai tay, vì vậy các Cung kỵ Parthia đòi hỏi kỹ năng tuyệt vời trong việc điều khiển ngựa. Khó khăn này có thể là một lý do khiến cung kỵ không còn thịnh hành trên thế giới và tại sao xe ngựa lại xuất hiện sớm hơn.

Chiến thuật của cung kỵ là liên tục quấy rối kẻ thù và xua chúng vào một chỗ để xung phá hoặc chỉ đơn giản là làm kẻ thù kiệt sức. Cung kỵ thường tham gia vào vài cuộc xung phá nhỏ ít gây ra thiệt hại, nhưng với lượng tên lớn, cung kỵ gần như có thể một tay giành chiến thắng trong một trận đánh.

 

 

Một trong những trường hợp như vậy là thất bại thảm hại của người La Mã tại Carrhae. Sức mạnh của người La Mã là ở bộ binh, nhưng họ không thể chống đỡ trước sự tấn công của Cung kỵ Parthia. Các mũi tên hiếm khi gây ra lượng sát thương như trong các bộ phim cho ta thấy từng đợt bộ binh ngã xuống chỉ vì một đợt bắn tên. Điều mà người Parthia có thể làm ở Carrhae là vì họ đã mang thêm nguồn cung cấp tên và cung kỵ của họ có thể di chuyển ngoài tầm tấn công khá dễ dàng.

Tại Carrhae và trong nhiều trận đánh khác, người Parthia đã thể hiện khả năng bắn về phía sau khi đang phi nước đại. Kỹ năng bắn tên này đã bổ sung thêm một loạt mũi tên nữa vào tổng số, và từ đó xuất hiện cụm từ "a parting shot". Người Parthia có nhiều đơn vị hiệu quả khác nhau, nhưng cuối cùng phải nhường chỗ cho các đơn vị cung kỵ và khi phải chống lại bộ binh hạng nặng với cung thủ hỗ trợ và kỵ binh hạng nhẹ, đơn vị này kém hiệu quả hơn nhiều.

 

KỴ BINH NUMIDIA

 

Numidia là khu vực rộng lớn phía Bắc Phi, là nhà của nhiều bộ tộc khác nhau. Trong vùng bình nguyên khô khan này, người Numidia sống dựa trên lưng ngựa và kỹ năng cưỡi ngựa của họ còn tự nhiên hơn đi bộ. Như đã nói, kỹ năng điều khiến ngựa của một kỵ sĩ thì không thể xem thường, và người Numidia là những kỵ sĩ tài năng một cách tự nhiên nhứt ở khu vực Địa Trung Hải. Hiếm khi sử dụng yên và cương, người Numidia lao vào trận đánh trên lưng ngựa để trần và sử dụng một đoạn dây thừng bện vòng vào cổ con ngựa để điều khiển. Họ còn sử dụng tiếng hét để điều khiển ngựa. 

Kỵ binh Numidia thể hiện tài năng của họ khi làm lính đánh thuê và đồng minh cho Hannibal trong suốt Chiến Tranh Punic lần thứ 2. Chỉ trang bị áo da mỏng và lao phóng đơn giản, người Numidia phục vụ như là một đơn vị kỵ binh hạng nhẹ nhưng hết lần này đến lần khác ho đều được giao nhiệm vụ nặng nề nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc. 

 

 

Tại Trận Cannae, chỉ với một nhúm quân người Numidia lại có thể cầm cự với kỵ binh cánh trái của người La Mã trong khi đội kỵ binh cánh trái khổng lồ của Hannibal lấn át hoàn toàn đội quân La Mã và bao vây thành vòng tròn. Kị binh hạng nhẹ hầu như không bao giờ được giao nhiệm vụ cầm chân nhưng họ đã làm như vậy trong một số chiến dịch của Hannibal. 

Người Numidia cũng không trung thành với Hannibal. Khi Scipio bắt tay với người Numidia, họ đã gửi viện trợ cho quân đội của ông trước Trận Zama. Sau khi đẩy lùi kỵ binh của Hannibal, người Numidia đã thể hiện kỷ luật đặc biệt bằng cách không truy đuổi quá mức, không đột kích vào trại đối phương, mà bằng cách quay đầu và xông vào phía sau bộ binh của Hannibal để xoay chuyển cục diện trận chiến. Kỷ luật như vậy là đặc biệt hiếm trong các đơn vị kỵ binh được tổ chức nghiêm ngặt.

Người Numidia đã thách thức các khuôn mẫu bằng cách trở thành đơn vị kỵ binh nhẹ nhứt có thể cầm chân các đơn vị hạng nặng trên chiến trường đồng thời thể hiện đẳng cấp kỷ luật chỉ thấy ở các đội quân chuyên nghiệp. 

 

KỴ BINH CHIẾN HỮU 

 

Alexander Đại Đế có một lợi thế nhờ đội quân hỗn hợp của mình; sức mạnh cốt lõi là đội hình bộ binh phalanx, nhưng lại được hỗ trợ bởi các đơn vị quân hạng nặng lẫn hạng nhẹ được huấn luyện đặc biệt. Trong các trận đánh của Alexander, bộ binh phalanx là cái đe để giữ chân đối phương trong khi đội Kỵ Binh Chiến Hữu của ông là cây búa đập tan kẻ thù. 

Kỵ binh Hy Lạp và sau này là La Mã nổi tiếng là yếu và thường góp phần trong những trận đánh nhỏ lẻ nhứt định đồng thời truy đuổi những kẻ tháo chạy. Đội quân chuyên nghiệp của Philip và Alexander thay đổi cục diện này khi huấn luyện và trang bị cho kỵ binh thành những đơn vị hạng nặng để hộ tống và bảo vệ chủ tướng trong khi vẫn có thể khoét sâu vào trận địa đối thủ bất cứ khi nào cần thiết. 

Giống như Thiết kỵ binh, và có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển không ngừng của Thiết kỵ, Kỵ binh Chiến Hữu được vũ trang tương tự như bộ binh hạng nặng, áo giáp bên ngoài áo vải linen dày, mũ giáp, giáp tay chân, giáo dài để xung kích kết hợp với kiếm. 

 

 

Kỵ binh Chiến Hữu là một trong những đơn vị kỵ binh đầu tiên tìm kiếm các trận đấu tay đôi, sử dụng đội hình chiến thuật mũi nhọn để phá vỡ đội hình đối phương và thường dẫn đến những pha di chuyển nhanh chóng, đặc biệt là dùng để chống lại đội kỵ binh nhẹ tránh đấu tay đôi của đối phương. 

Kỵ binh Chiến Hữu được đích thân Alexander chỉ huy và tốc độ của họ kết hợp cùng khả năng giao tranh nhanh chóng và đánh bại kẻ thù khiến đơn vị trở nên quan trọng đối với ông, đặc biệt là trong Trận Gaugamela, nơi đội Kỵ binh Chiến Hữu đang truy đuổi Darius và đội Cận vệ Hoàng gia, rồi bất ngờ quay đầu lại và thọc sâu vào đội kỵ binh hạng nặng của người Ba Tư để cứu đội bộ binh cánh trái khỏi bị hủy diệt. 

Vai trò và tầm quan trọng của kỵ binh thường xuyên thay đổi trong thế giới cổ đại, nhưng tác động của các đơn vị kỵ binh tinh nhuệ này đã góp phần làm nên chiến thắng trong các trận chiến và bảo vệ Đế chế cũng như di sản của họ. Khả năng cưỡi ngựa đặc biệt kết hợp với trang bị và chiến thuật hiệu quả đã khiến những đơn vị kỵ binh này tạo ra ảnh hưởng lâu dài như là một trong những đơn vị quân đội tốt nhất từ trước đến nay.

 

(Nguồn tham khảo — War Histrory Online)

Đức Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp ngày thi đấu thứ tư AoE Bé Yêu 2024 - Cup EGOLAY: BiBi bất ngờ bị loại, Việt Nam có thêm đại diện vào tứ kết 2vs2 Shang

Sự kiện gây "sốc" nhất ngày thi đấu hôm nay chắc chắn là trường hợp BiBi bị loại ở vòng bảng Solo Random.

Phong Trần - 17/05/2024

Tổng hợp ngày thi đấu thứ ba AoE Bé Yêu 2024 - Cup EGOLAY: Show diễn kinh điển của BiBi - Hoàng Mai Nhi

Cặp đôi Bibi - Hoàng Mai Nhi đã giúp cho AoE Bé Yêu 2024 - Cup EGOPLAY trải qua một ngày thi đấu thực sự đáng nhớ.

Phong Trần - 17/05/2024

HeHe tham dự AoE Bé Yêu 2024 - Cup EGOPLAY trong đội hình team "Huyền thoại"

Team "Huyền thoại" mới đây đã thông báo đăng ký bổ sung thêm game thủ HeHe.

Phong Trần - 15/05/2024

Tổng hợp ngày thi đấu thứ hai AoE Bé Yêu 2024 - Cup EGOLAY: Kết quả buồn cho AoE Việt

Ngày thi đấu thứ hai AoE Bé Yêu 2024 - Cup EGOPLAY khép lại với thêm những kết quả buồn cho AoE Việt ở thể thức 2vs2 Shang thuần tiễn.

Đức Tuấn - 15/05/2024

Lịch thi đấu

Trận đấu mới nhất