16:58 - Thứ 6, ngày 07/05/2021
Kỵ binh - ngựa chiến là một đơn vị binh chủng vô cùng quen thuộc với các fan hâm mộ Đế chế. Trong trò chơi này, kỵ binh của văn minh Yamato (Đế chế Nhật Bản cổ đại) có sức mạnh lớn nhất. Trên thực tế, kỵ binh của Mông Cổ mới là kỵ binh có khả năng thực chiến mạnh mẽ mất. Song trong cả ba lần đổ bộ vào Việt Nam, quân Nguyên Mông đều bị nhà Trần đánh cho tan tác trở về.
Chiến thắng quân Mông Cổ cũng là một phần trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, vậy bạn có bao giờ thắc mắc về sức mạnh của kỵ binh Việt trong lịch sử?
Trước thế kỷ X: Từ ngựa sắt của Thánh Gióng đến chiến mã của An Dương Vương
Hình ảnh Thánh Gióng vốn là thần thoại hư cấu, song thông qua hình ảnh một vị tướng dũng mãnh cưới ngựa sắt, mặc giáp sắt, vung roi sắt,... có thể thấy rằng việc sử dụng kim loại ở thời kỳ này đã trở nên phổ biến. Hình tượng Thánh Gióng cũng được coi là kỵ binh đầu tiên của lịch sử Việt Nam.
Sự tích Thánh Gióng cũng cho thấy phần nào đặc điểm quân sự nước ta trong thời kỳ Văn Lang, khi mà quân đội thường trực chưa có nhiều nên mỗi khi có giặc ngoại xâm, các Vua Hùng lại kêu gọi trai tráng, anh hùng trong công xã đứng lên đánh giặc, cứu nước.
Kỵ binh trong chiến tranh (Ảnh minh họa)
Sang đến giai đoạn văn minh Âu Lạc, tinh hoa quân sự nước ta tập trung ở Cổ Loa Thành, cùng với đó là sự phát triển của các loại vũ khí và bộ binh, thủy binh. Các tài liệu lịch sử không có ghi chép về kỵ binh, tuy nhiên chi tiết An Dương Vương cưỡi chiến mã vượt vòng vây của quân đội Triệu Đà cho thấy ngựa đã được sử dụng trong thời kỳ này.
Nửa sau thế kỷ X đến thế kỷ XV: Con ngựa lông hồng của Lý Thường Kiệt và ngựa giống Mông Cổ của các vua Trần
Sự phát triển của lực lượng kỵ binh được thể hiện rõ nhất ở triều Lý (1009-1225). Để đào tạo đội ngũ kỵ binh cho đất nước, vua nhà Lý đã cho xây dựng "Xạ đình" - trường bắn - ở phía Nam thành Thăng Long vào năm 1017. Ở thời điểm ấy, khi đào tạo binh pháp, bắn cung cưỡi ngựa được coi là môn học bắt buộc. Trong các kỳ thi võ, môn thi cưỡi ngựa thường được thao diễn đầu tiên. Điều này đủ để cho thấy vai trò, tầm vóc cũng như vị trí của việc xây dựng các đội kỵ binh trong quân đội thời Lý.
Lịch sử còn ghi chép lại việc Lý Thường Kiệt có một con ngựa quý tên Song Vỹ Hồng. Đây là chiến mã có bộ lông hồng với đuôi dài hai màu, một bên hồng, một bên trắng. Khi cất vó trông như chiến mã hai đuôi. Song Vỹ Hồng đã cùng chủ tướng bình Chiêm, phát Tống, tung hoành ngang dọc.
Đến thời Trần(1225-1400), quân sự được các vua quan tâm, củng cố. Kỵ binh tiếp tục là binh chủng có vai trò quan trọng trong chiến đấu và đóng góp lớn trong chiến thắng ba lần chống quân Mông Nguyên xâm lược (1258, 1285, 1288).
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, một kỵ binh thiện chiến Mông Cổ có thể đánh tan một đám quân từ 20-30 người. Ngựa Mông Cổ cũng là loại ngựa rất đặc biệt với khả năng sinh tổn rất cao. Sức mạnh của quân Mông Nguyên thời điểm đó được miêu tả ngắn gọn là "Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được đến đó". Mặc dù vậy, trong ba lần đại chiến, quân Mông Nguyên đều bịđánh cho tan tác trở về. Kỵ binh nhà Trần dù không sánh được với kỵ binh Mông Cổ về sức mạnh, song lại khéo léo phối hợp với binh chủng khác để thực hiện kế "vườn không nhà trống" đến tổng phản công giành thắng lợi.
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX: Ty Kỵ Xạ của vua Lê Thánh Tông, kỵ binh của chúa Trịnh và các chiến mã của vua triều Nguyễn
Vấn đề xây dựng quân đội, đào tạo bồi dưỡng binh lính thời Hậu Lê cũng được quan tâm. Dưới triều Lê Thánh Tông (1460-1497), trong tổ chức quân đội có 7 ty cung nỏ, trong đó lại có Ty Kỵ Xạ (chuyên việc cưỡi ngựa bắn cung), tiếp đó trong các vệ ở kinh đô còn có Vệ Kỵ Xạ với khoảng 2.000 kỵ binh. Chính sách này cho thấy dù chiến tranh đã kết thúc nhưng hoạt động củng cố quân đội, đặc biệt là kỵ binh vẫn được nhà nước quan tâm.
Trong chiến tranh Lê Mạc, kỵ binh trở thành một lực lượng chủ chốt giúp chúa Trịnh đẩy lùi nhà Mạc. Ở giai đoạn sau, theo các tài liệu nước ngoài ghi chép, số kỵ binh chiến thời vua Lê - Chúa Trịnh năm 1640 lên đến 102.000 kỵ binh. Đến năm 1688, số lượng ngựa chiến ước tính chỉ còn 300 con.
Kỵ binh thời Chúa Trịnh - Kỵ binh Đàng Ngoài
Dưới thời Tây Sơn, lực lượng kỵ binh được củng cố để phục vụ cho chiến tranh nội bộ cũng như kháng chiến chống xâm lực. THời kỳ này, lịch sử ghi nhận một số chiến mã như Ngựa Hãn Huyết của chúa Nguyễn Phúc Khoát, Ngựa Bạch Mã của Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Đến thời nhà Nguyễn (1802-1945), với sự phát triển của kỹ thuật khoa học quân sự, nhà nước tập trung vào đầu tư thủy quân, tượng binh và pháo binh, kỵ binh không được đề cập trong chính sách phát triển. Tuy nhiên kỵ binh vẫn được sử dụng trong một số hoạt động chính trị như đàn áp khởi nghĩa nông dân. Trong khi đó các làng xã sử dụng ngựa để lấy sức kéo cho hoạt động buôn bán, trao đổi và làm phương tiện di chuyển.
Ngày nay
Ngày nay, khi đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ hòa bình và đổi mới, khoa học công nghệ toàn cầu cũng phát triển vượt bậc, kỵ binh không còn là binh chủng được ưu tiên. Thế nhưng, với lợi thế cơ động và dũng mãnh của ngựa chiến, đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh cũng được thành lập nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự một cách hiệu quả.
Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Như vậy, có thể thấy rằng kỵ binh cũng là một đơn vị quân sự đóng góp lớn vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Với tựa game Đế chế do Microsoft phát hành, rất đáng tiếc khi nền văn minh của dân tộc Việt không thể góp mặt. Song các fan hâm mộ có thể được trải nghiệm những trận chiến hào hùng với dân tộc Văn Lang trong tựa game Đế chế 40 quân.
THÔNG BÁO TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU 4VS4 RANDOM - TRI ÂN KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT EGOPLAY
Chu Xuân Rơi - 23/11/2024
Ngay sau khi Cúp Tinh Hoa khép lại, cộng đồng AoE Việt Nam và Trung Quốc sẽ đến với giải đấu tiếp theo là AoE Thiên Khôi lần 3.
Đình Chiến - 21/11/2024
Nhằm cổ động và thúc đẩy phong trào AoE, một số địa phương vẫn duy trì các giải đấu Tỉnh thường niên, điển hình là Thanh Hóa. Tuy nhiên, tin buồn là AoE Thanh...
Phong Trần - 20/11/2024
Với bộ quy tắc được xây dựng khoa học, tỉ mỉ, dựa trên cơ sở bộ luật chuẩn D3KT của cộng đồng AoE Việt Nam - Trung Quốc, nền tảng EGOPLAY sẽ giúp cho trải...
Phong Trần - 19/11/2024