11:02 - Thứ 3, ngày 21/02/2023
1. SỬ DỤNG BẢN AOE TRUYỀN THỐNG
Một điểm khác biệt mà người xem ngay lập tức phát hiện ra, chính là góc nhìn của bản AoE trong giải VTC Spring Cup rất cao. Đó là do ban tổ chức yêu cầu game thủ sử dụng bản AoE HD trong thi đấu, trong khi từ trước đến nay các game thủ đều sử dụng bản AoE thường (truyền thống). Việc thay đổi bản sang bản AoE HD sẽ khiến cho trải nghiệm chơi của game thủ và trải nghiệm xem của khán giả ít nhiều bị ảnh hưởng.
Giải đấu sử dụng bản HD nên game thủ và người xem chưa thực sự quen mắt
2. KÊNH QUAY PHÁT
Vấn đề quay phát trận đấu là vấn đề bị phàn nàn nhiều nhất ở giải đấu vừa rồi. Ngoài các trận bán kết và chung kết được phát sóng đầy đủ thì tại vòng bảng, chỉ có 3/12 trận đấu được quay phát. Điều đó khiến cho khán giả bị bỏ lỡ nhiều trận đấu hay. Ngoài ra, khán giả AoE cũng có fan của đội này đội kia, nên việc phát sóng quá ít trận đấu khiến cho người xem cảm thấy khó chịu. Cùng với đó, tâm lý ngồi chờ ban tổ chức báo kết quả chứ không được xem đội mình thích thi đấu cũng chẳng thoải mái gì. Thậm chí ngay cả khi giải đấu kết thúc, người hâm mộ cũng không được xem lại video của những trận đấu không được livestream.
Trong nhiều năm trở lại đây, khi mà công nghệ quay phát ngày càng hiện đại và đáp ứng được, thì các giải AoE hầu hết đều quay phát toàn bộ các trận đấu. Do đó sự thu hẹp kênh quay phát ở giải lần này là một bước "cải lùi".
3. CHỖ NGỒI CỦA GAME THỦ
Ở giải đấu Spring Cup vừa rồi, có hai vấn đề liên quan đến vị trí thi đấu của các game thủ mà ban tổ chức làm chưa tốt. Đầu tiên, tại khu vực thi đấu, các team lại ngồi đối diện với nhau. Nếu như thi đấu solo thì cách ngồi như thế không ảnh hưởng gì, nhưng trong thi đấu 4vs4, điều đó lại làm cho khả năng giao tiếp giữa các team bị hạn chế. Các game thủ không dám nói lớn, sợ đối thủ nghe thấy, khiến cho không khí bị trầm xuống và đồng thời những tình huống phối hợp không đạt hiệu quả cao nhất.
Hai team thi đấu với nhau nhưng lại ngồi đối diện nhau
Trong khi đó, tại khu vực thi đấu trên sảnh chính, các team đã được xếp ngồi hai bên khán đài ở khá xa nhau nên đã cải thiện được vấn đề trân. Nhưng một vấn đề khác xuất hiện, đó là vị trí các game thủ cùng team lại không thẳng hàng mà thành đường cong. Điều này khiến cho các thành viên trong team khó liên lạc, khó nhìn thấy màn hình của nhau trong những tình huống chỉ đồ ăn hay ốp nhà. Được biết, cách xếp ngồi bàn như trên thường thấy trong các bộ môn như LOL, tuy nhiên AoE rất khác LOL khi mà trò chơi này đồng đội không nhìn thấy nhau từ đầu, và cũng không có chức năng "ping" các vị trí trên bản đồ.
Do đó, ở các giải đấu sau nếu tiếp tục có thể thức đánh team, ban tổ chức cần đặc biệt lưu ý chỗ ngồi để chuyên môn của các trận đấu được đảm bảo.
4. THỜI GIAN VÀ THỂ THỨC THI ĐẤU
Chạm 3 ở vòng bảng, chạm 4 bán kết và chạm 5 chung kết là những con số không thể làm thoả mãn người hâm mộ. Tại vòng bảng, chênh lệch trình độ giữa các team khá lớn nên số chạm ít có thể không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên khi vào những vòng trong, đặc biệt là trận chung kết thì số chạm phải được tăng lên mới có thể đảm bảo mặt chuyên môn, hạn chế may rủi cũng như giúp cho người hâm mộ được thưởng thức trận đấu một cách trọn vẹn. Trong những năm gần đây, số chạm ở các trận chung kết thường là 7 hoặc thậm chí là 9.
Ngoài ra, thời gian thi đấu cũng khiến cho người xem không cảm thấy hài lòng. Bởi lẽ "khung giờ vàng" cho bộ môn AoE là chiều và tối. Khi đó khán giả sẽ có thêm nhiều thời gian và sự thoải mái để theo dõi trận đấu hơn. Đằng này, ngay cả trong ngày thi đấu thứ hai chỉ có đúng 2 trận, ban tổ chức cũng xếp vào khung giờ sáng và chiều nên các trận đấu kết thúc quá sớm.
Trận chung kết được chờ đợi nhưng kết thúc hơi... nhanh!
5. QUAY QUÂN VÀ MAP
Mặc dù ở giải đấu vừa rồi, các game thủ thi đấu qua phần mềm trung gian của ban tổ chức, tuy nhiên tất cả máy móc thi đấu đều là máy sử dụng tại quán net. Điều đó chưa chắc đã đảm bảo sự an toàn khi AoE là một game quá cũ và dễ bị can thiệp từ bên ngoài. Trước đây, các công ty chủ quản như EGO, VEC,... gồm bao nhiêu con người có kinh nghiệm về AoE và đau đầu để tìm biện pháp nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ có quay quân, quay map thủ công là tối ưu. Cũng nhờ vậy mà trong vài năm qua, các giải đấu AoE thường diễn ra khá suôn sẻ và cân bằng, rất ít trường hợp quân bài quá lệch. Có lẽ VTC cũng nên xem xét phương án này ở các giải đấu sau.
Nhìn chung, đây là giải đấu AoE mà VTC lần đầu tiên tổ chức, và nó cũng đã kết thúc rồi, nên cộng đồng AoE có thể bỏ qua những sai sót từ phía ban tổ chức. Tuy nhiên ban tổ chức cũng cần đặc biệt lưu ý và rút kinh nghiệm ở các giải đấu trong tương lai thì mới giúp cộng đồng AoE phát triển được.
Ngay sau khi Cúp Tinh Hoa khép lại, cộng đồng AoE Việt Nam và Trung Quốc sẽ đến với giải đấu tiếp theo là AoE Thiên Khôi lần 3.
Đình Chiến - 21/11/2024
Nhằm cổ động và thúc đẩy phong trào AoE, một số địa phương vẫn duy trì các giải đấu Tỉnh thường niên, điển hình là Thanh Hóa. Tuy nhiên, tin buồn là AoE Thanh...
Phong Trần - 20/11/2024
Tin vui cho cộng đồng AoE khu vực phía Nam là giải đấu AoE Miền Nam Open sẽ chính thức được trở lại trong năm nay, ngoài ra giải đấu cũng có thể đem đến cả...
Phong Trần - 18/11/2024
AoE Trung Việt - Cúp Tinh Hoa là giải đấu 2vs2 Shang thuần tiễn do Hiệp hội La Mã Trung Quốc tổ chức, với sự góp mặt của 8 team, thi đấu vòng tròn tính điểm tìm...
Thanh Mai - 20/11/2024