14:58 - Thứ 4, ngày 30/06/2021
Phần 1: Giới thiệu chung
Trong một loạt các cuộc chiến nhằm tranh giành địa vị bá chủ khu vực Địa Trung Hải, Rome - Nhà nước Cộng hòa ở miền trung Italia đã phải đối đầu và đánh bại một loạt các thế lực Hy Lạp trong khu vực. Trong những cuộc chiến tranh này, Thế Giới chứng kiến những trận giao tranh khốc liệt của quân đội hai bên, nổi bật nhất là những trận đánh giữa hai lực lượng chủ lực bộ binh hạng nặng - Maniple La Mã và Phalanx Hy Lạp. Dù La Mã đã hoàn toàn đánh bại những đối thủ Hy Lạp của mình trong tất cả các cuộc chiến, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, La Mã chiến thắng nhờ nguồn nhân lực và vật lực dồi dào hơn so với các đối thủ của mình, và phủ nhận khả năng chiến đấu vượt trội của Legion La Mã so với Phalanx Hy Lạp. Để thấy rõ vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lên bàn cân và so sánh hai lực lượng này ở tất cả các khía cạnh bao gồm: trang bị, chiến thuật, huấn luyện, chỉ huy để thấy rõ được sự khác biệt và năng lực chiến đấu của mỗi bên; Qua đó hiểu được lý do, tại sao Legion La Mã có thể đương đầu và đánh bại các đội hình Phalanx Hy Lạp và đem về cho La Mã quyền bá chủ Địa Trung Hải.
Trước tiên chúng ta phải hiểu cả Phalanx Hy Lạp và Legion La Mã đều được xếp vào loại bộ binh hạng nặng. Trong thời cổ đại, hầu hết các nền văn minh từ Đông sang Tây đều xây dựng lực lượng quân đội của mình với nòng cốt là lực lượng bộ binh hạng nặng. Ban đầu, tên gọi "bộ binh hạng nặng" được sử dụng nhằm chỉ trang bị của người lính, nhưng sau đó dần được chuyển sang chỉ vai trò của người lính trên chiến trường. Các đội hình bộ binh hạng nặng thường được triển khai trong những đội hình vững chắc hình thành mũi tấn công trực diện và/hoặc hàng phòng ngự trung tâm của chiến tuyến. Trong thời cổ đại, yếu tố tối quan trọng trong các trận đánh là sự gắn kết của hàng ngũ. Nếu sự gắn kết bị phá vỡ, đội quân sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi và phải tháo chạy khỏi chiến trường, hầu hết thương vong xảy ra không phải trong lúc giao chiến mà xẩy ra khi một bên đã bỏ chạy khỏi chiến trường. Chính vì vậy, bộ binh hạng nặng thường sự dụng những đội hình có sự gắn kết chặt chẽ như Phalanx, Textudo hay Shield wall để ra tăng tính gắn kết của hàng ngũ và tối đa hóa ưu thế về trang bị của mình. Sau sự sụp đổ của La Mã, Bộ binh hạng nặng thoái trào ở châu Âu nhưng quay trở lại mạnh mẽ vào cuối thời trung cổ với những lực lượng nổi tiếng như Lính đánh kích Thụy Sĩ hay Lính đánh thuê Landsknechts của Đức.... Đến thế kỷ 18, bộ binh hạng nặng phát triển thành "Line Infantry" với súng hỏa mai và đến thời hiện đại là "Bộ binh cơ giới".
Ở Hy Lạp cổ đại, Hoplite là lực lượng bộ binh hạng nặng phổ biến nhất, được trang bị khiên tròn và giáo, trong nhiều trường hợp là thêm cả giáp và mũ trụ, những lính Hoplite hình thành một bức tường khiên và giáo trên chiến trường trong đó mỗi người lính không chỉ che chở cho bản thân anh ta mà còn bảo vệ cho người bên cạnh. Với sự cải tiến về chiến thuật và công nghệ, Hoplite phát triển thành Phalangites trang bị giáo dài hơn với khiên nhỏ hơn cho phép họ tạo ra những bức tường giáo dày đặc hơn. Đây là đội ngũ nòng cốt giúp Alexander Đại Đế thống nhất Hy Lạp, hủy diệt Đế chế Ba Tư và đi vào lịch sử như một trong những chỉ huy quân sự xuất sắc nhất mọi thời đại.
Tương tự, với La Mã, Bộ binh hạng nặng là lực lượng chủ yếu và là nòng cốt trong quân đội La Mã. Trước cải cách Marius, bộ binh hạng nặng La Mã được chia làm 3 tuyến tương ứng với kinh nghiệm và tài sản của người lính gồm: Hastati, Principes và Triarii. Bộ binh hạng nặng La Mã sử dụng khiên chữ nhật Scutum và kiếm Gladius điển hình tạo nên lợi thế khủng khiếp cho La Mã trước những đối thủ của họ trong thời kỳ đầu mở rộng lãnh thổ, kèm theo đó là chương trình huấn luyện hiệu quả cao và hệ thống kỷ luật khắt khe bậc nhất thế giới cổ đại. Tất cả những điều đó tạo nên sức mạnh hủy diệt cho các quân đoàn La Mã.
Phần tiếp theo, series sẽ lần lượt phân tích về trang bị, huấn luyện, chiến thuật và năng lực lãnh đạo của hai lực lượng này để thấy được điểm mạnh, yếu của mỗi bên cũng như đưa ra một số ví dụ thực tế để làm rõ lý do tại sao Legion La Mã lại chiến thắng trước Phalanx Hy Lạp.
Nguồn: Lịch sử văn minh phương Tây
THÔNG BÁO TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU 4VS4 RANDOM - TRI ÂN KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT EGOPLAY
Chu Xuân Rơi - 23/11/2024
Ngay sau khi Cúp Tinh Hoa khép lại, cộng đồng AoE Việt Nam và Trung Quốc sẽ đến với giải đấu tiếp theo là AoE Thiên Khôi lần 3.
Đình Chiến - 21/11/2024
Nhằm cổ động và thúc đẩy phong trào AoE, một số địa phương vẫn duy trì các giải đấu Tỉnh thường niên, điển hình là Thanh Hóa. Tuy nhiên, tin buồn là AoE Thanh...
Phong Trần - 20/11/2024
Với bộ quy tắc được xây dựng khoa học, tỉ mỉ, dựa trên cơ sở bộ luật chuẩn D3KT của cộng đồng AoE Việt Nam - Trung Quốc, nền tảng EGOPLAY sẽ giúp cho trải...
Phong Trần - 19/11/2024