Greek, niềm kiêu hãnh bị đánh cắp - phần 2

16:09 - Thứ 2, ngày 07/12/2020


Nhắc đến Greek là rất nhiều người chơi cảm thấy sợ, nhưng là sợ việc phải cầm Greek khi vào ván chơi...

Greek trong thể thức 2vs2 

 

Greek trong thể thức 2vs2 vẫn là một nền văn minh khá yếu. Bất chấp việc đây là một thể thức đòi hỏi nhiều hơn ở sự phối hợp giữa hai người chơi. Greek bị khắc chế bởi quá nhiều nền văn minh, nên người chơi chỉ có thể trông chờ vào 2 yếu tố: hoặc là được một bài đẹp hơn đối thủ, hoặc là đồng đội của mình quân bài đẹp và thi đấu tốt để cân bản đồ. 

 

Nhìn chung, không ai mong muốn "phải" cầm Greek cả. Nhưng với những người chơi có trình độ tốt lẫn kinh nghiệm trận mạc, Greek vẫn có cách để vận hành trong chiến thuật của một trận đấu 2vs2. Với sức mạnh cùng giá cả siêu rẻ, xọc xiên Greek sẽ làm tốt vai trò tấn công. Nếu người đồng đội được cầm dân tộc có cung R hoàn toàn có thể giúp Greek khắc chế lại phù thủy để phát huy tốt nhất sức mạnh của các đơn vị xọc xiên.

 

Đội hình bộ binh Hoplite và Phalanx vô cùng mạnh mẽ của văn minh Hy Lạp

 

Greek trong thể thức 4vs4

 

Trong thể thức này Greek thường nổi tiếng với cụm từ "Y thủ che thiên". Người chơi sẽ lựa chọn cơ cấu khung nhà, đánh theo lối đánh phát triển, thủ nhà bằng Xọc xiên sau đó cân bản đồ bằng đội hình Xọc xiên thần. Thoạt nghe đây là một chiến thuật vô cùng lý tưởng, nhưng để triển khai nó trong một trận đấu thực tế, nhất là trong những trận đấu trình độ cao lại càng khó khăn. Thông thường Greek sẽ bị ốp trước khi lên được đời 4, hoặc lên 4 rồi cũng sẽ rất yếu về lực, thậm chí khi game thủ lên được Xọc xiên thần cũng khó cân bản đồ vì những nhà vệ tinh có thể đã bị dọn dẹp sạch sẽ. Số lượng xọc xiên không quá lớn cũng sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi Horse, Bẹt hay Phù thủy.

 

Xọc xiên thần Greek tuy rất bá đạo nhưng vẫn bị khắc chế nếu số lượng chưa đủ

 

Vì vậy, chiến thuật Y thủ chỉ nên triển khai trong những trận đánh lý tưởng về quân bài và thế trận mà thôi. Với phần lớn các trận đấu 4vs4, người cầm Greek sẽ đánh tấn công để đổi mạng hoặc giữ cánh. Nếu nằm ở trong cánh, người chơi cũng sẽ đi dâng để chém giảm áp lực cho đồng đội đánh cung. Dĩ nhiên với cách chơi như vậy thì Greek là một nền văn minh rất yếu, nhưng còn có lựa chọn nào khác?

 

Xọc xiên thần trong tay Vanelove không thể cân bản đồ

 

Tóm lại, chỉ khi đưa trận đấu về late game giống như việc được chơi trong hình thức Deatch Match, sức mạnh của Xọc xiên thần mới có thể giúp cho Greek trở thành một nền văn minh thực sự đáng sợ. 

 

 

 Kết luận

 

Từ một nền văn minh có bề dày về lịch sử và quân sự trong thực tế, được đưa vào AOE với một phiên bản cũng rất mạnh, nhưng sự ra đời của bộ luật D3KT quả thực đã đánh cắp niềm kiêu hãnh của nền văn minh Hy Lạp. Chính luật D3KT cũng khiến cho game bị mất cân bằng rất lớn giữa các nền văn minh, nhưng cũng bởi như vậy, tựa game Đế chế mới đem đến sự hồi hộp cùng những cảm xúc rất đặc biệt cho tất cả những ai yêu mến nó. 

 

>>> Link đọc bài viết trước: Đế Chế đại cương: Greek, niềm kiêu hãnh bị đánh cắp - Phần 1

>>> Link đọc bài viết sau: Đang cập nhật

 

 

 

 

 

Đình Chiến

Có thể bạn quan tâm

Hai phù thủy có phù được nhau không?

Câu hỏi trên bất ngờ trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên livestream của giải AoE League Autumn.

Trà My - 17/09/2023

Bạn đã hiểu hết về cheat ruộng hay chưa?

Cheat ruộng bất tử (hay nhớ ruộng) là một trong những kỹ năng bắt buộc đối với người chơi phiên bản Đế chế 1. 

Sparta - 27/04/2021

Tại sao các giải đấu AoE không lựa chọn Path Finding "cao" thay vì "mặc định"?

Lần đầu được Microsoft công bố vào năm 1997, xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam từ đầu những năm 2000, cho đến nay, tựa game Age of Empires đã...

Đình Chiến - 04/02/2021

Yamato, vó ngựa Nhật Bản tung hoành trên bản đồ Đế Chế - phần 2

Ưu thế tuyệt vời trong việc phát triển kinh tế cùng với sức mạnh trong quân sự khiến cho Yamato trở thành một nền văn minh rất tuyển trong game...

Đình Chiến - 02/03/2021

Lịch thi đấu

Trận đấu mới nhất